Khám chữa bệnh lý võng mạc kịp thời để tránh biến chứng
Năm nay, với mỗi km người tham gia hoàn thành, Dai-ichi Life Việt Nam sẽ đóng góp 1.000 đồng cho Quỹ Vì cuộc sống tươi đẹp, nhằm chung tay thực hiện các dự án cộng đồng đầy ý nghĩa. Đặc biệt, Dai-ichi Life Việt Nam sẽ triển khai dự án "Hạnh phúc cho trái đất" trồng 15.000 cây xanh tại các thành phố lớn, góp phần phủ xanh đô thị và giảm thiểu khí thải các-bon.Doanh nghiệp tối ưu chi phí khi sử dụng dịch vụ từ Bizfly Cloud Server
Sáu năm qua, có đến 5 năm thế giới chứng kiến các sông băng bị sụt giảm khối lượng với tốc độ nhanh kỷ lục, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc Liên Hiệp Quốc hôm 21.3."Bảo vệ các sông băng không chỉ là sự cần thiết về khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội: đó là vấn đề sống còn", AFP hôm nay 21.3 dẫn lời bà Celeste Saulo, Giám đốc cơ quan khí hậu thuộc WMO.WMO thống kê được bên cạnh các băng tần lục địa của Greenland và Nam Cực, hơn 275.000 sông băng trên toàn thế giới bao phủ diện tích 700.000 km2. Tuy nhiên, các sông băng đang biến mất nhanh chóng vì biến đổi khí hậu."Năm thủy văn 2024 đánh dấu năm thứ ba liên tiếp tất cả 19 vùng sông băng của thế giới trải qua tình trạng hao hụt ròng", WMO bổ sung.Tổng cộng 19 vùng sông băng mất đi 450 tỉ tấn khối, dựa trên dữ liệu của Cơ quan Giám sát Sông băng Thế giới (WGMS).2024 là năm có mức độ nghiêm trọng xếp thứ 4 trong lịch sử, còn năm tệ nhất là năm 2023.Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình trạng các sông băng đang bị hao hụt chưa từng có mang đến nguy cơ cho các hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước.Cụ thể, các sông băng bị thu hẹp đang đe dọa nguồn thực phẩm và nước của 2 tỉ người trên thế giới. 2/3 diện tích nông nghiệp canh tác trên toàn thế giới nhiều khả năng bị ảnh hưởng do sông băng thoái lui.Bên cạnh các nước đang phát triển, nhóm những nước phát triển cũng không thoát nguy cơ. Ví dụ, tại Mỹ, lưu vực sông Colorado đã bị hạn hán từ năm 2000, và nhiệt độ gia tăng đồng nghĩa lượng mưa cũng tăng theo, dẫn đến nước hao hụt nhanh hơn so với tuyết trên núi và khiến nạn hạn hán thêm nghiêm trọng.
Hy hữu: Máy bay quay đầu với 4 cửa sổ hỏng, kính rớt trên đường băng
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đã chia sẻ bức tranh kinh tế toàn cầu và những tác động tới Việt Nam. Ông Lực nhận định doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô toàn cầu, chiến tranh thương mại - công nghệ, chi phí đầu vào và logistics tăng ở mức cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững.Trong khi đó, cả hai phương án tăng thuế TTĐB trong dự thảo luật Thuế TTĐB đối với các ngành hàng như thuốc lá, bia rượu, nước giải khát, xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép đều dẫn đến mức tăng thuế rất cao trong thời gian ngắn, gây lo ngại về sự ổn định của ngành sản xuất trong nước.Liên quan đến mặt hàng thuốc lá, các đề xuất trong dự thảo luật Thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối tăng 10.000 đồng/bao vào năm 2030 đã nhận được nhiều ý kiến phản biện từ cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội. Phương án 2 của dự thảo Luật được đánh giá là mức tăng "sốc", khi ngay trong năm đầu tiên đã tăng ngay 5.000 đồng/bao, gây áp lực nặng nề lên doanh nghiệp và thị trường hợp pháp, cũng như sẽ tạo ra "sốc giá" đối với người tiêu dùng Phương án 1 dù có mức tăng nhẹ hơn là 2.000 đồng/bao trong năm đầu tiên, nhưng vẫn giữ lộ trình tăng liên tục hàng năm nên vẫn gây áp lực lên toàn ngành thuốc lá hợp pháp.Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (NIF), nếu áp dụng phương án 2 của dự thảo Luật, đến năm 2030, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể giảm từ 30% đến 43%, dẫn tới nguy cơ nhiều người tiêu dùng sẽ chuyển qua thuốc lá lậu, và nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.Theo cảnh báo của bà Vũ Lan Hương, Phó giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long, nếu thuế TTĐB tăng sốc, chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu sẽ trở nên quá lớn, tạo động lực mạnh cho thị trường phi chính thức.Xét về khía cạnh kinh tế, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), khẳng định trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực, địa phương đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên và các năm sau tăng trưởng hai con số, nếu luật thuế TTDDB được thông qua như dự thảo thì các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người lao động.Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến cần phải xem xét lại thuế suất của thuốc lá tránh tác động tiêu cực đến xã hội, thuốc lá lậu tăng, thất thu ngân sách do thuế suất quá cao. Ngành thuốc lá cũng đã có nhiều văn bản gửi Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội về vấn đề thuế suất thuế TTĐB cần được xem xét, điều chỉnh một cách hợp lý.Để tạo điều kiện cho ngành thuốc tiếp tục hoạt động ổn định, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Quốc hội quy định mức thuế tuyệt đối như sau: Mức thuế tuyệt đối tăng 2.000 đồng/bao mỗi 2 năm kể từ năm 2026, và đạt tối đa 6.000 đồng/bao vào năm 2030.Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, đây là mức thuế đủ cao để giảm thiểu tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng, điều chỉnh sản xuất, cải tiến công nghệ, và hạn chế sự phát triển của thị trường thuốc lá lậu.Các bên liên quan cũng mong muốn Quốc hội, trong đó đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế - Tài chính, lắng nghe ý kiến đề xuất của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, xem xét kỹ lưỡng lộ trình tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, kết hợp cùng nhiều biện pháp phòng chống thuốc lá lậu và truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
Hơn 1 triệu lượt độc giả và du khách tham gia lễ hội Đường sách tết TP.HCM
Sau thông tin úp mở từ CEO Tim Cook, Apple vừa chính thức trình làng bản kế nhiệm của iPad Air thế hệ thứ sáu. So với bản tiền nhiệm, iPad Air mới là bản nâng cấp lớn về thông số. Model 2025 chạy chip M3, hỗ trợ trí tuệ nhân tạo Apple Intelligence. Mặc dù không trang bị con chip hiện đại nhất (M4), Apple cho biết iPad Air mới vẫn mạnh gấp đôi bản dùng chip M1 và A14 Bionic. Trong thông tin gửi báo chí, Apple không trực tiếp so sánh sức mạnh của máy tính bảng mới với bản tiền nhiệm, ra mắt chưa đầy một năm. iPad Air mới có bốn màu gồm xám, xanh dương, tím và vàng. Người dùng có thể tùy chọn hai phiên bản kích thước màn hình 11 inch hoặc 13 inch. Cả hai dùng màn hình Retina với lớp phủ chống phản chiếu và True Tone. Riêng bản 13 inch có độ sáng 600 nit, theo công bố của Apple. Máy vẫn có các tùy chọn về kết nối Wi-Fi hoặc 5G. Các thông số kỹ thuật khác không được Apple nhắc đến nhiều. Model này gần như không quá khác biệt về ngoại hình so với bản tiền nhiệm.Tại Việt Nam, iPad Air dùng chip M3, bản 128 GB có giá khởi điểm từ 16,9 triệu đồng cho bản 11 inch. Bản 13 inch có giá từ 22,5 triệu đồng. Phiên bản đắt nhất dùng bộ nhớ 1 TB, kết nối 5G, giá 39,9 triệu đồng. Máy hỗ trợ bút Apple Pencil Pro (giá 3,5 triệu đồng) và Apple Pencil (giá 2,1 triệu đồng). Ngoài ra Apple cũng giới thiệu thêm phụ kiện cho iPad Air là Magic Keyboard. Bàn phím mới có giá từ 8,2 triệu đồng. Phụ kiện này bổ sung hàng phím chức năng và bàn di chuột được thiết kế lớn hơn.Theo The Verge, iPad Air là dòng máy tính bảng đặc thù trên thị trường. Đôi khi nó là sản phẩm hấp dẫn bậc nhất trong dòng thiết bị của Apple khi kết hợp hoàn hảo giữa giá thành và hiệu năng. Đôi khi nó lại là lựa chọn khó khăn với người dùng. Với việc nâng cấp con chip M3 nhưng không tăng giá, Apple dường như đang tìm cách giúp người mua bớt băn khoăn hơn khi chọn mua dòng iPad Air.Trong khi đó, Bloomberg cho rằng model mới là bản sửa đổi nhanh chóng của dòng Air, ra mắt chưa đầy một năm. Apple muốn tận dụng đà tăng trưởng mạnh của iPad trên thị trường. Hãng gần như không có đối thủ trong ngành máy tính bảng, do đó việc nâng cấp iPad Air chủ yếu để chạm đến nhóm khách hàng còn đang do dự.Tuy nhiên, sự ra mắt liên tục của iPad Air cũng phần nào cho thấy Apple vẫn mắc kẹt trong câu hỏi kéo dài hai thập kỷ: iPad thực sự dùng để làm gì? iPad Air vừa ra mắt trông như một bản nâng cấp mạnh mẽ, nhưng nói về trải nghiệm người dùng, không phải lúc nào nó cũng mang đến những khác biệt rõ ràng. Về ngoại hình, model này càng không nổi bật. Nhiều người thậm chí đặt câu hỏi vì sao Apple không trang bị con chip mới nhất (M4) cho iPad Air mà chỉ dừng lại chip M3? Với những người lần đầu mua iPad, đây có thể vẫn là lựa chọn khó nhưng với những người muốn nâng cấp từ một iPad đời cũ, iPad Air chạy chip M3 vẫn là bước tiến lớn về thông số kỹ thuật trong khi giá không tăng.Bom tấn được quan tâm hơn cả là MacBook Air thế hệ mới vẫn chưa được Apple giới thiệu. Laptop thế hệ mới của hãng có thể được trang bị chip M4, tương tự iPad Pro, MacBook Pro, iMac và Mac mini ra mắt trước đó. Theo giới phân tích, nếu trang bị chip M4 cho MacBook Air, Apple cho thấy họ đang ưu tiên nâng cao hiệu suất cho dòng máy tính xách tay trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt.